Thuận Châu đánh giá mô hình trồng Gừng trâu tại xã Long Hẹ
Lượt xem: 758
Vừa qua, huyện Thuận Châu đã phối hợp Công ty cổ phần Nông sản sạch Sơn La tổ chức triển khai mô hình trồng Gừng trâu tại bản Co Nhừ xã Long Hẹ. Sau 9 tháng trồng đã cho thu hoạch, nhờ thực hiện đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật nên năng suất, chất lượng củ gừng được đánh giá cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tiềm năng của vùng.

hình trồng gừng trâu được triển khai từ tháng 2/2021,với diện tích 3 ha, tại 9 hộ dân của bản Co Nhừ, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu. Các hộ mô hình được hỗ trợ 1.300 kg củ giống gừng sừng trâu, 1.560 kg phân NPK, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.Tổng kinh phí trên 191 triệu đồng, trong đó hỗ trợ từ Nhà nước trên 135 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 56 triệu đồng. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm giữa Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã ký kết bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH một thành viên 2368 huyện Thuận Châu, Công ty cổ phần Nông sản sạch Sơn La. Ông Vũ Ngọc Tiến - Giám đốc Công ty cổ phần nông sản sạch Sơn La cho biết:Hiện nay tôi đang triển khai mô hình trồng gừng trâu trên địa bàn xã Long Hẹ địa điểm triển khai là bản Nông Cốc và bản Co Nhừ, thí điểm khoảng 3 ha, sản lượng thu được khoảng 40 tấn/ha và về chất lượng theo đánh giá sơ bộ thì chất lượng tương đối tốt và mẫu mã gừng tương đối đẹp. Dự kiến sẽ triển khai thêm khoảng 20ha. Hiện nay chúng tôi đang ký hợp đồng giá bảo hiểm cho bà con là 7.000 đồng/kg, còn thực tế đang chốt với bà con giá 13.000 đồng/kg.

 Mô hình trồng gừng trâu áp dụng theo phương thức hữu cơ, là phương thức mới so với phương thức sản xuất truyền thống. Tuy nhiên với hiệu quả kinh tế bước đầu trong mô hình thí điểm, người dân rất phấn khởi và tin tưởng vào loại cây trồng mới này và mong muốn được phát triển mở rộng diện tích trên địa bàn. Anh Thào A Hứ - Bản Co Nhừ, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu chia sẻ: Theo tôi nghĩ gừng này có thể thay thế đươc sắn và ngô. Tôi đang trồng thử năm nay thấy hiệu quả nó rất là đáng kể thì năm tới tôi sẽ tiếp tục trồng và nhân rộng diện tích đó, lớn hơn, tôi cũng mong hiện giờ thì tất cả các bản không chỉ riêngbản này mà ở tất cả các bản khác đều trồng theo mô hình này.

Anh Tòng Văn Hồng - Bản Nông Cốc, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu chia sẻ thêm: Trước tôi có 1 diện tích tôi trồng lúa nhưng đến năm 2020 tôi chuyển sang trồng gừng thì tôi thấy So trồng gừng và trồng lúa thì trồng gừng nó hiệu quả hơn, ít công để chăm sóc hơn, rồi chuyển sang phương pháp hữu cơ thì bớt tác hại cho người tiêu dùng cũng như là người trồng, người làm, rồi mình có sản phẩm sạch.

Để mô hình trồng gừng trâu phát triển rộng rãi theo hướng bền vững, trong thời gian tới UBND huyện Thuận Châu chỉ đạo các vùng cao tổ chức tuyên truyền những hiệu quả bước đầu của mô hình; tiếp tục tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư,  mở rộng mô hình trên địa bàn 6 xã vùng cao, góp phần đưa Nghị quyết số 09- NQ/HU ngày 04/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu về phát triển kinh tế - xã hội  6 xã vùng cao huyện Thuận Châu giai đoạn 2021 - 2025 thực sự đi vào cuộc sống. Ông  Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châucho biết: Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã ban hành các đề án để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế,  xã hội của địa phương trong đó có đề án phát triển 6 xã vùng cao để nhằm tăng cường các nguồn lực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội của 6 xã vùng cao nhằm giảm hộ nghèo xuống theo đúng chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra, trong đó hôm nay phía huyện Thuận Châu có tổ chức tổng kết mô hình trồng gừng trâu trên địa bàn xã Long Hẹ, trong đó cũng có mời các xã lân cận đến để dự nắm được chủ trương, hiệu quả của mô hình trồng gừng trâu trên địa bàn xã Long Hẹ. Ngoài ra còn có mô hình trồng cây khôi nhung, cây sâm bách bộ để từ đó tăng giá trị thu nhập cho bà con, cải tạo lại đất trong quá trình bà con đang trồng những cây ngắn ngày như cây ngô, cây sắn để tránh việc xói mòn đất, rồi hướng dẫn bà con về kỹ thuật thâm canh tăng vụ, hướng dẫn bà con canh tác làm sao nó ổn định bền vững theo hướng hữu cơ để có nguồn đầu ra sản phẩm tốt nhất cho các đơn vị hợp tác xã, doanh nghiệp có đơn đặt hàng với các đối tác. Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con các xã vùng cao phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo trong thời gian gần nhất để đảm bảo làm sao tỷ lệ hộ nghèo và tăng thu nhập cho bà con theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra

Với những kết quả bước đầu của mô hình giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây có giá trị kinh tế cao và sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. Hứa hẹn gừng trâu sẽ mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, một tư duy mới cho người nông dân vùng cao của huyện Thuận Châu trên con đường phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Đồng thời cũng minh chứng thêm cho sự hiệu quả của việc liên kết giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học và nhà doanh nghiệp”./.

Sông Khương: Trung tâm TT-VH Thuận Châu

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập