18/03/2022
Triển khai Mô hình cấy lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR)
Lượt xem: 400
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND huyện Thuận Châu thực hiện dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” tại các xã Bon Phặng, xã Muổi Nọi, Chiềng Pha và Nậm Lầu (Thuận Châu). Để trang bị cho người dân các kiến thức về thích ứng với biến đổi khi hậu và trang bị các kỹ năng về canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu giảm khí thải nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND huyện Thuận Châu đã triển mô hình cấy lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR) tại bản Phặng, xã Bon Phặng huyện Thuận Châu với sự tham gia của 30 học viên cấy lúa trên mô hình.
Với mục đích thay đổi nhận thức của người nông dân thông qua việc tập huấn cầm tay chỉ việc bằng việc xây dựng mô hình với việc cấy thưa, cấy mạ non từ 2-2,5 lá, cấy thẳng hàng, cấy 1 dảnh, cấy nông tay; sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng, thực hiện quản lý nước qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, quản lý sinh vật hại bằng các biện pháp tổng hợp, chỉ phun thuốc BVTV khi thật cần thiết, yêu tiên sử dụng thốc BVTV có nguồn gốc sinh học.
Những điểm mẫu chốt trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu gồm:
1. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất (giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,..).
2. Ứng dụng các giải pháp đồng bộ giúp cây lúa khoẻ, cho năng suất và chất lượng cao (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM, làm đất, trồng cây khoẻ, bón phân cân đối hợp lý, sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón có nguồn gốc sinh học,).
3. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm nước trong tưới tiêu, tăng khả năng chống chịu hạn hán, điều khiển cây lúa đẻ nhánh tập trung. Các biện pháp canh tác ở đây không mới, nhưng vấn đề là làm sao để bà con nông dân có thể áp dụng đúng và đồng bộ vào trong canh tác để tăng hiệu quả sản xuất và chương trình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau khi được giảng viên, hướng dẫn mục đích cách làm của dự án, hiệu quả của mô hình mang lại qua thực hiện tại các bản khác của năm trước học viên đã hiểu và thực hiện một cách hăng say và hiệu qủa.
Trong thời gian tới, dự án mong rằng những nông dân tham gia mô hình sẽ là những tuyên truyền viên tích cực vận động, hướng dẫn người dân trong bản, xã, huyện nhân rộng mô hình gieo, cấy lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và bảo vệ môi trường bền vững.
Thúy Hằng – Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La