I. Vị trí và chức năng
1. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện triển khai thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản và chương trình công tác khác thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Nhiệm vụ chung
Quản lý, sử dụng viên chức, lao động, tài sàn, ngân sách; thực hiện chính sách đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên. Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan cấp trên tổ chức. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón khác, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật; giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thú y và thú y thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, khuyến nông ở địa phương.
Triển khai các chương trình tập huấn, hội thảo, các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các quy trình sản xuất tiên tiến, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu giống vật nuôi, bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
Ký hợp đồng thực hiện các chương trình, dự án, đề tài, mô hình... với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đề xuất với UBND huyện bố trí kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách huyện và nguồn kinh phí khác hàng năm đảm bảo mọi hoạt động của cơ quan và phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nguyện vọng của người dân trong phát triển nông nghiệp của địa phương.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện hoặc cơ quan cấp trên giao theo quy định.
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
2.1.1. Công tác trồng trọt
Thực hiện các nhiệm vụ tham mưu hướng dẫn thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn của địa phương; tham gia thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất;
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, tổ chức tập huấn cho người sản xuất. Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo thời vụ sản xuất trên địa bàn; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng và các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khảo nghiệm giống cây trồng và phân bón mới các loại trên địa bàn huyện.
2.1.2. Công tác bảo vệ thực vật
Thực hiện các nhiệm vụ do UBND huyện giao;
Điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình dịch hại trên cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn huyện;
Theo dõi, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; đề xuất các biện pháp để giúp Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức, chỉ đạo dập tắt dịch và ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; có kế hoạch phòng, chống dịch tái phát; đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả của dịch gây hại tài nguyên thực vật;
Tham gia giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch theo quy định của pháp luật;
Tham gia điều tra sinh vật hại trên giống cây trồng nhập nội trên địa bàn;
Tham gia điều tra sinh vật hại trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho;
Hướng dẫn nông dân thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định;
Hướng dẫn hoạt động của mạng lưới bảo vệ thực vật cơ sở, bồi dưỡng, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên lĩnh vực Trồng trọt - bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện;
Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại được chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo;
Tổ chức các hoạt động dịch vụ về kỹ thuật trồng trọt, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật và UBND huyện giao.
2.1.3. Công tác phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan quản lý Nhà nước
Phối hợp hướng dẫn cơ cấu giống, sử dụng giống cây trồng; phối hợp quản lý việc khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây nông nghiệp trên địa bàn;
Phối hợp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn;
Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp khắc phục thiên tai trong sản xuất;
Phối hợp kiểm tra, theo dõi việc chấp hành các quy định của pháp luật về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức cá nhân.
Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn cấp mã số cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống nông hộ trên địa bàn;
Phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân.
2.2. Lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y
2.2.1. Công tác sản xuất chăn nuôi
Hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi; định kỳ, hàng năm sơ kết, tổng kết, đánh giá các mặt công tác trên;
Giám sát và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi, thủy sản đảm bảo an toàn sinh học. Thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn;
Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
Tham mưu đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
2.2.2. Công tác quản lý giống vật nuôi
Tham gia quản lý khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định;
Hướng dẫn thực hiện các quy định về danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu trên địa bàn;
Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.2.3. Công tác quản lý thức ăn chăn nuôi
Thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
Thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;
2.2.4. Về môi trường chăn nuôi
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tại địa phương; tham gia tổ chức đánh giá định kỳ hiện trạng môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn;
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
2.2.5. Phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật)
Triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng vật tư, vacxin, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật từ nguồn dự trữ quốc gia, nguồn dự trữ của tỉnh, của huyện và các nguồn khác theo phân cấp;
Tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng; khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật và thiên tai trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về thú y theo quy định; phối hợp, quản lý hoạt động của hệ thống chăn nuôi - thú y cơ sở;
Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn mạng lưới thú y cấp xã, giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;
Giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề thú y trên địa bàn huyện và báo cáo hoạt động hành nghề thú y theo quy định;
Đề nghị cá nhân, tổ chức hành nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và huy động các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn huyện tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật, tham gia chống dịch bệnh động vật theo quy định.
2.2.6. Công tác kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản ủy quyền, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện các nội dung sau:
Tổ chức thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật; quản lý giám sát các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước;
Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế và chế biến lưu thông tại địa phương; thức ăn chăn nuôi (kể cả thức ăn cho nuôi trồng thủy sản), nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật, chất thải, nước thải của động vật từ các cơ sở chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản; tại khu vực cách ly kiểm dịch, thu gom, giết mổ động vật và các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn;
Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật chất thải động vật; xử lý động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; xử lý chất thải, phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan đến động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tổ chức quản lý việc thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2.2.7. Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; thông báo danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện.
2.2.8. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho nhân viên chăn nuôi, thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y trên địa bàn huyện.
2.2.9. Thực hiện, đề xuất ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật.
2.2.10. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại về chăn nuôi, thú y theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y; phối hợp thẩm định chuyên ngành các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú y trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
2.2.11. Thực hiện các dịch vụ cung ứng: Giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y … cho chăn nuôi. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân huyện giao.
2.2.12. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chăn nuôi, thú y đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
2.2.13. Công tác phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và các cơ quan quản lý Nhà nước
Phối hợp tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương theo kế hoạch, dự án được phê duyệt;
Phối hợp kiểm tra và đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn. Phối hợp tham gia công tác thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAHP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAHP của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; tham gia tập huấn VietGAHP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế trên địa bàn;
Phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm;
Phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Phối hợp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện kiểm soát giống vật nuôi; các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam trong phạm vi địa phương theo quy định;
Phối hợp kiểm tra, đôn đốc, việc thực hiện chứng nhận hợp quy, phối họp đề xuất công bố hợp quy, công bổ tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trong phạm vi địa phương;
Phối hợp giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trong phạm vi địa phương;
Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi;
Phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa phương.
Phối hợp kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các bệnh động vật thuộc danh mục các bệnh phải kiểm tra theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống trên địa bàn huyện (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia, cơ sở giống có vốn đầu tư nước ngoài);
Phối hợp thực hiện việc chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn điều trị bệnh cho động vật; tổ chức thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi hết dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Phối hợp tham gia kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia); cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở, cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và sơ chế; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; cơ sở, khu tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
Phối hợp kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn thể thao, nghệ thuật;
2.3. Lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản
Thực hiện điều tra, thống kê, lưu trữ cơ sở dữ liệu có hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn;
Lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
Tư vấn, hướng dẫn, thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn nông lâm thủy sản.
Thực hiện xây dựng và tổ chức giám sát các chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản; cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Xây đựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức, tập huấn chuyên môn, cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biển thực phẩm nông lâm thủy sản.
* Công tác phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước
Đề xuất phối hợp kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn; thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định.
Phối hợp kiểm tra, đánh giá xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn và các nhiệm vụ quản lý về chuyên môn, chuyên ngành khác.
2.4. Lĩnh vực khuyến nông
2.4.1. Bồi dưỡng, tập huấn
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật sản xuất, thông tin kinh tế thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở, đồng thời giám sát, kiểm tra và đôn đốc mạng lưới khuyến nông cơ sở hoạt động có hiệu quả.
Tham gia, phối hợp đào tạo, dạy ngành nghề nông nghiệp - nông thôn do Nhà nước hỗ trợ.
2.4.2. Thông tin tuyên truyền
Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; phát triển nông thôn;
Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác;
Tổ chức tham quan, học tập các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cho cán bộ khuyến nông và nông dân;
Xây dựng, trình diễn và nhân rộng mô hình;
Xây dựng các mô hình về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng cơ sở, nhu cầu của nông dân và định hướng của địa phương, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm;
Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Tham gia một phần trong việc xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hiệu quả và bền vững.
Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
2.4.3. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: Thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn;
Tư vấn, hỗ trợ; làm dịch vụ trong các lĩnh vực tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, thị trường, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị, ngành nghề nông thôn và các hoạt động khác có liên quan đến nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy định cùa pháp luật;
Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biển nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
2.4.4. Nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo Khuyến nông viên
Đối với Khuyến nông viên là công chức xã: phối hợp với UBND xã, thị trấn để hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác khuyến nông;
Đối với Khuyến nông là lao động hợp đồng: tuyển chọn; ký hợp đồng sau khi có ý kiến nhất trí của Chủ tịch UBND huyện; thực hiện chấm dứt hợp đồng, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra mọi hoạt động về công tác khuyến nông và chi trả phụ cấp theo quy định sau khi có ý kiến, có xác nhận của UBND các xã, thị trấn về kết quả thực hiện nhiệm vụ;
Khuyến nông viên xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 2451/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Sơn La quy định về khuyến nông viên xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.