ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU
Lượt xem: 14

I. CHỦ TRƯƠNG SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp;

Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Căn cứ Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức CQĐP hai cấp;

Ngày 16/4/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Sơn La đã ban hành Kết luận số 1587-KL/TU ngày 16/4/2025 về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 02 cấp. Chủ trương sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và sắp xếp lại ĐVHC cấp xã là một định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đang được triển khai khẩn trương, kiên quyết, dứt khoát, trên cơ sở tham vấn rộng rãi, đặt sự đồng thuận làm nền tảng. Đây là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế, chuẩn bị cho “tầm nhìn 100 năm” phát triển đất nước. 

Sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp là yêu cầu cấp thiết, tất yếu nhằm tái định vị không gian phát triển tự nhiên và kinh tế, gắn kết về lịch sử, văn hóa, địa lý để hình thành nên một thực thể hành chính - kinh tế có quy mô đủ lớn. Quan trọng hơn là để hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số, quản trị số, phát triển đô thị thông minh, vùng kinh tế tích hợp và hành chính linh hoạt giúp giao dịch hành chính được xử lý nhanh, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Việc tổ chức xin ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu là thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đảm bảo công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.

          III. CHỦ TRƯƠNG SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ trương giữ nguyên xã Mường Bám (do có vị trí biệt lập); thành lập 9 xã mới trên cơ sở sáp nhập các xã, thị trấn liền kề, gồm:

1. Đơn vị hành chính số 1: Thành lập xã Thuận Châu (diện tích 132,83 km2, dân số 46.958 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Thuận Châu và các xã Phổng Ly, Thôm Mòn, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Thuận Châu, được lấy từ tên gọi cũ của huyện Thuận Châu, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Nơi đặt trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thuận Châu (hiện nay), do có vị trí trung tâm, giao thông mặt bằng và kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

2. Đơn vị hành chính số 2: Thành lập xã Nậm Lầu (diện tích 248 km2, dân số 18.095 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Nậm Lầu, Púng Tra, Chiềng Bôm, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Nậm Lầu, được lấy từ tên gọi của xã Nậm Lầu cũ là 1 trong 3 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Púng Tra (hiện nay) do trụ sở đã được đầu tư khang trang, đồng bộ, có vị trí nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 117C giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

3. Đơn vị hành chính số 3: Thành lập xã Mường Khiêng (diện tích 204,2 km2, dân số 24.570 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Mường Khiêng, Liệp Tè, Bó Mười, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Mường Khiêng, được lấy từ tên gọi của xã Mường Khiêng cũ là 1 trong 3 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Mường Khiêng (hiện nay), do trụ sở có vị trí trung tâm, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

4. Đơn vị hành chính số 4: Thành lập xã Chiềng La (diện tích 126,13 km2, dân số 20.373 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chiềng La, Chiềng Ngàm, Nong Lay, Tông Cọ, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Chiềng La, được lấy từ tên gọi của xã Chiềng La cũ là 1 trong 4 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Nong Lay (hiện nay), do trụ sở có vị trí trung tâm nằm trên tuyến đường Quốc lộ 6B, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

5. Đơn vị hành chính số 5: Thành lập xã Muổi Nọi (diện tích 128,70 km2, dân số 15.633 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bon Phặng, Muổi Nọi, Bản Lầm, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Muổi Nọi, được lấy từ tên gọi của xã Muổi Nọi cũ là 1 trong 3 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Muổi Nọi (hiện nay), do trụ sở có vị trí trung tâm, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

6. Đơn vị hành chính số 6: Thành lập xã Bình Thuận (diện tích 121,78 km2, dân số 17.128 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo được tiêu chí về diện tích và dân số theo quy định và đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Bình Thuận, được lấy từ tên gọi cũ của Hợp tác xã Bình Thuận đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Phổng Lái (hiện nay), do trụ sở có vị trí trung tâm, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

7. Đơn vị hành chính số 7: Thành lập xã Mường É (diện tích 139,91 km2, dân số 14.858 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Mường É, Phổng Lập, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo được tiêu chí về diện tích và dân số theo quy định và đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Mường É, được lấy từ tên gọi của xã Mường É cũ là 1 trong 2 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Mường É (hiện nay) do trụ sở đã được đầu tư khang trang, đồng bộ, có vị trí trung tâm, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

8. Đơn vị hành chính số 8: Thành lập xã Long Hẹ (diện tích 158,40 km2, dân số 8.473 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Long Hẹ và É Tòng, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, dễ liên kết, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo được tiêu chí về diện tích và dân số theo quy định và đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Long Hẹ, được lấy từ tên gọi của xã Long Hẹ cũ là 1 trong 2 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Long Hẹ (hiện nay), do trụ sở có vị trí trung tâm, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

9. Đơn vị hành chính số 9: Thành lập xã Co Mạ (diện tích 214,28 km2, dân số 14.560 người) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Co Mạ, Co Tòng, Pá Lông, do các ĐVHC trên có vị trí liền kề, góp phần giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế tối đa của địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân tốt nhất.

Về tên gọi: Xã Co Mạ, được lấy từ tên gọi của xã Co Mạ cũ là 1 trong 3 xã được sáp nhập, có lịch sử lâu đời, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Về trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở của xã Co Mạ (hiện nay), do trụ sở vừa mới được đầu tư xây dựng khang trang, đồng bộ, có vị trí trung tâm, giao thông thuận lợi cho nhân dân và cán bộ, công chức trong giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.

IV. HÌNH THỨC, THỜI GIAN TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CỬ TRI

1. Về hình thức lấy ý kiến cử tri

Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thống nhất chung việc lấy ý kiến nhân dân (cử tri đại diện hộ gia đình) đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, theo hình thức: Tổ chức hội nghị tại từng thôn, bản, tiểu khu (gọi chung là bản) để lấy ý kiến về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã bằng hình thức biểu quyết (giơ tay).

2. Những mốc thời gian quan trọng khi tiến hành lấy ý kiến cử tri

(1) Sáng ngày 18/4/2025: Đảng uỷ tổ chức Hội nghị cấp xã để triển khai chủ trương, nhiệm vụ, công việc tới các cấp uỷ chi bộ, lãnh đạo bản; chỉ định người chủ trì hội nghị lấy ý kiến cử tri ở bản.

(2) Chiều ngày 18/4/2025: Lãnh đạo bản thông báo mời  hoặc triệu tập các cử tri về dự hội nghị lấy ý kiến.

(3) Từ 8h00, ngày 19/4/2025: Các bản tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri. Ngay sau khi kết thức Hội nghị, các bản gửi biên bản và báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri về UBND cấp xã.

(4) Trước 14h00’ ngày 19/4/2025: UBND cấp xã hoàn thành việc tổng hợp, lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri báo cáo Đảng uỷ xã và UBND huyện, đồng thời hoàn thiện Tờ trình, dự thảo Nghị quyết để trình kỳ họp HĐND xã.

(5) Sáng ngày 20/4/2025: HĐND các xã, thị trấn (không bao gồm xã Mường Bám do không tổ chức sắp xếp lại đơn vị hành chính) tổ chức kỳ họp HĐND và ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.

(6) Trước 14h00 ngày 20/4/2025: UBND cấp xã gửi hồ sơ về việc lấy ý kiến cử tri về UBND huyện (qua phòng Nội vụ).

(7) Trước 15h00 ngày 20/4/2025: Phòng Nội vụ tổng hợp kết quả, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; hoàn thiện Tờ trình, dự thảo Nghị quyết gửi Ban Pháp chế HĐND huyện để thẩm tra và trình kỳ họp HĐND huyện.

(8) Từ 14h00 ngày 21/4/2025: Kỳ họp chuyên đề HĐND huyện khoá XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu.

(9) Trước 17h30 ngày 21/4/2025: UBND huyện hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh, Sở Nội vụ.

V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỬ TRI

1. Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.

2. Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý, đồng thời chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định chung của bản khi thực hiện việc lấy ý kiến cử tri.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN VÀ ĐOÀN THỂ, CÁC TỔ CÔNG TÁC TRONG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CẢ TRI

Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể của huyện, tổ công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị các xã, thị trấn cho cuộc lấy ý kiến cử tri đảm bảo thời gian, tiến độ.

Tập trung tuyên truyền, đăng tải tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri lên cổng thông tin điện tử, qua các nhóm zalo trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri. Tuyên truyền, vận động cử tri hăng hái tham gia ý kiến đối với phương án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã của tỉnh Sơn La, trên địa bàn huyện Thuận Châu.

Chỉ đạo hệ thống tuyên truyền cơ sở trên sóng phát thanh của huyện, phát thanh các bản, tiểu khu, tăng cường phát sóng vào nhiều cung giờ khác nhau để vận động nhân dân tích cực tham gia lấy ý kiến cử tri, tạo sự đồng thuận cao của cử tri vào Đề án.

Tổ chức thực hiện tốt công tác lấy ý kiến cử tri về phương án trên địa bàn. chủ động nắm tình hình nội biên, ngoại biên, tình hình nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, có giải pháp đảm bảo tốt an ninh biên giới không để bị động, bất ngờ trong bất kỳ tình huống nào trong đợt cử tri tham gia bỏ phiếu.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với cuộc cách mạng quan trọng này.

Cử tri nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu quyết tâm thực hiện tốt việc lấy ý kiến cử tri về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu!

Biểu quyết tán thành phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu là quyền và nghĩa vụ của cử tri!

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập