Thuận Châu nỗ lực tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi
Lượt xem: 326
Thuận Châu là một trong những huyện trên địa bàn tỉnh sơn la bị thiệt hại nặng do dịch tả lợn Châu Phi với 4.556 con lợn (170.212kg) bị tiêu hủy. Thời điểm này, nông dân huyện Thuận Châu đang nỗ lực tái đàn thay cho việc “bỏ chuồng” không.

     Khu chăn nuôi lợn của gia đình ông Dương Văn Hồng rộng 35m2 bây giờ“bất đắt dĩ” trở thành khu nhà kho. Trước đây trong chuồng luôn duy trì nuôi 5 con lợn nái và 3 đàn lợn thịt trên dưới 40 con. Khi dịch bệnh xảy ra vào giữa tháng 3/2019, gia đình ông cũng nhiều hộ gia đình khác trong bản Kiến Xương- Phổng Lái phải tiêu hủy số lợn mắc bệnh và chuyển đổi sang nuôi gia cầm thay thế. Giờ đây khi “ Đại dịch” đi qua gia đình ông đang cố gắng tái lại đàn một cách thận trọng.

Ảnh: Vợ chồng ông Dương Văn Hồng- bản Kiến Xương xã Phổng Lái

    Ông Dương Văn Hồng- bản Kiến Xương xã Phổng Lái- huyện Thuận Châu- Tỉnh Sơn La cho biêt: Trước gia đình nhà tôi cũng nuôi ba bốn mươi con và cũng 4-5 con lợn lái thế nhưng mà do vấn đề dịch bệnh do vấn đề giá cả bấp bệnh nên tái đàn chậm gia đình cũng muốn tái nhanh nhưng mà sợ dịch bệnh va giá cả bấp bênh thì là nguyên nhân như thế.

    Là một trong những xã có số lượng đàn lợn lớn trong toàn huyện. Dịch tả lợn Châu phi xuất hiện gẫy nhiễm bệnh trên đàn lợn tại ba bản: Lốm Pè, Quỳnh Châu, Tiên Hưng với số lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên 2 tấn. Hiện nay để tái sản xuất cho bà con, xã tiếp tục vận động nhân dân vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại và thận trọng khi tái đàn, mặt khác có hình thức chuyển đổi sang nuôi gia cầm thay thế.

    Ông Sùng A Mang- Phó Chủ tịch UBND xã Phổng Lái cho biết: Trước khi tuyên truyền cho nhân dân tái đàn lợn thì xã có tuyên truyền đến nhân dân là khử trùng chuồng trại như vôi hoặc là thuốc khử trùng sát trùng để chuồng trại sau vài tháng trở đi thì mới tái đàn được---THì tới hiện tại thì có tái đàn rồi nhưng diễn ra rất chậm Tới đây tiếp tục tuyên truyền bà con nhân dân tái đàn lợn để phát triển chăn nuôi .

    Thôm Mòn  là xã có số lượng đàn lợn lớn trung bình hàng năm trên 3.400 con. Sau khi xã được công bố hết dịch vào tháng 8/2019 một số bà con đã bắt tay vào việc tái đàn lợn, khôi phục sản xuất.  Là một trong những hộ chăn nuôi tái đàn lợn đầu tiên trên địa bàn xã Thôm Mòn đến nay đàn lợn 12 con của gia đình bà Lò Thị Lún sinh trưởng  tốt.

   Bà Lò Thị Lún, Bản nà Nan xã Thôm Mòn cho biết: Được  nhà nước hỗ trợ trên 15 triệu sau khi xã được công bố hết dịch hộ gia đình tôi đã xử dụng tiền hỗ trợ để mua lại con giống để tái đàn tuy nhiên theo khuyến cáo của UBND xã cũng như là thì gia đình tôi mới mua tái đàn từ 4 -5 con để nuôi thử gia đình tôi cũng thường xuyên vệ sinh cơ giới phun thuốc khử trùng và theo dõi tình hình phát triển của đàn lợn nuôi hiện tại đàn lợn vẫn phát triển bình thường và không có vấn đề gì phát sinh.

 Một tuân/lần, gia đình bà Lò Thị Lan bản Nà Nan- xã Thôm Mòn đều tiến hành phun khử trùng chuồng trại. Dịch bệnh xảy ra gia đình bà phải tiêu hủy hơn 7 tạ lợn.  Sau dịch bệnh, gia đình bà cũng đã cẩn trọng tái lại đàn với việc thực hiện nghiêm công tác phun tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại, kỹ lưỡng trong khâu chọn con giống ở những địa chỉ tin cậy nhờ vậy 1 con lợn nái và 11 con lợn con mới được chăn nuôi hiện đang rất khỏe mạnh.

   Bà Lò Thị Lan- bản Nà Nan- xã Thôm Mòn- huyện Thuận Châu cho biết: Bây giờ gia đinh tôi đã mua vê nuôi về 1 con lơn nái sinh sản và đã đẻ được 11 con lơn con, chúng tôi luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cho làn lợn, thường xuyên phun khử trùng, dọn dẹp chuồng trại để bảo vệ cho đàn gia súc

    Ông Lò Văn Đỉnh- Phó Chủ tịch UBND xã Thôm Mòn - huyện Thuận Châu cho biết: Sau khi xã được công bố hết dịch thì xã cũng tiếp tục tuyên truyền vận động cho bà con không nên tái đàn ồ ạt mà  tái dần đồng thời làm tốt công tác vệ sinh cơ giới vệ sinh chuồng trại để đảm bảo các dịch bệnh không tái lại.

   Tính đến thời điểm này qua rà soát thống kê tỷ lệ tái đàn hiện nay vào khoảng 12% so với trước đây

   Bà Lường Thị Huyền-  Địa chính nông nghiệp xây dựng môi trường xã Thôm Mòn- huyện Thuận Châu cho biết thêm: Hiện nay khi thực hiện tái đàn thì đàn vật nuôi được chăm sóc tốt và có chiều hướng phát triển bình thường chưa có trường hợp báo bị tái nhiễm dịch hoặc là chết báo về UBND xã là chưa có trường hợp nào tất cả các hộ chăn nuôi đều tiếp tục theo dõi và phát triển bình thường

    Hiện giá thịt lợn vẫn ở mức cao, mong muốn tái đàn, khôi phục sản xuất là mong muốn chính đáng của người chăn nuôi. Tuy nhiên để tái đàn thành công cần phải khử trùng chuồng trại đúng quy trình, đồng thời lựa chọn mua được lợn giống ở những địa chỉ uy tín, tin cậy.

    Thuận Châu là huyện có ngành chăn nuôi cơ bản ổn định, tuy nhiên do dịch tả lợn Châu phi bùng phát trong năm 2019 tổng đần lợn của toàn huyện có 69 nghìn con  giảm 20,7% so với năm 2018. Sản lượng thịt hơi ước đạt 8.000 tấn.

   Trước giá cả đầu vào cao, cùng với những diễn biến bất thường của các loại dịch bệnh đòi hỏi người chăn nuôi phải rất thận trọng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết khi tái đàn lợn nuôi.

Quỳnh Liên

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập