Mô hình sinh kế - Đòn bẩy để người dân thoát nghèo
Lượt xem: 2488

Tạo sinh kế cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất,  phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Đây là chính sách thiết thực tạo đòn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Trong những năm qua huyện Thuận Châu đã thực hiện hiệu quả các mô hình sinh kế hỗ trợ cho người dân, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2019 xuống còn 34,03% và đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.

Trong giai đoạn 2016-2019, từ nguồn vốn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Thuận Châu đã bố trí trên 25 tỷ đồng để thực hiện 88 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho 4.212 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện. Với các mô hình nuôi bò sinh sản, trồng cây bơ xen cà phê,   nuôi cá, trồng chè, xoài, sa nhân, sơn tra và hỗ trợ phân bón đã đưa đồng vốn đến với hộ nghèo. Ông Nguyễn Đức Thặng- Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu chia sẻ: “Qua quá trình triển khai,huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai lồng ghép các nguồn vốn qua quá trình triển khai thì vận dựng để cụ thể hóa tới từng điều kiện địa bàn, từng vùng, từng xã phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế.  Hiện nay có một số mô hình kinh tế hết sức hiệu quả đó là mô hình trông cây ăn quả, mô hình thứ 2 là chăn nuôi, 3 là cải tạo vườn tạp, ao chuồng. Hiện nay qua các chương trình lồng ghép các nguồn vốn đầu tư Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh đặc biệt là giai đoạn 2018- 2019 tỷ lệ hộ nghè giảm xuống còn 34,03% từ tỷ lệ 49,01%.  Đây đánh giá kết quả từ các chương trình của chính phủ lồng ghép lồng ghép với các chuương trình nguồn vốn, nguồn lực của huyện đã tạo ra cú huých cho phát triển KT- XH đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS”.

 

Mô hình nuôi bò sinh sản một trong những mô hình hỗ trợ sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực.

 Từ năm 2016- 2019 huyện đã triển khai 27 mô hình nuôi bò sinh sản hỗ trợ  544 con bò cho 517 hộ. Gia đình ông Lò Văn Thơm, ở bản Củ xã Tông Lạnh đã từng là một trong những  hộ nghèo của xã. Năm 2017, từ chương trình hỗ trợ sinh kế gia đình ông được hỗ trợ 1 con bò giống, đến năm 2019 gia đình ông được công nhận đã thoát nghèo. Ông Lò Văn Thơm, bản Củ, xã Tông Lạnh- huyện Thuận Châu cho biết: “Được nhà nước giúp 1 con bò về nuôi, gia đình chịu khó cắt cỏ, tạo mọi điều kiện cho nó ăn đầy đủ, nó sinh sản ra một lứa, bây giờ con bò đã lớn rồi cũng tương đối đỡ vất vả hoàn cảnh trong gia đình rồi, rất mong được nhà nước quan tâm những hộ khác. Gia đình mình thì rất phấn khởi rồi”.

Trước đây với diện tích ao 500m2 và với số vốn ít ỏi, anh Lò Văn Long, bản Dửn, xã Phổng Lăng không có điều kiện để đầu tư nhiều loại cá giống vì vậy chăn từ nuôi ao cá hàng năm chủ yếu cung cấp thực phẩm cho gia đình, sản phẩm cá bán ra thị trường không đáng là bao. Năm 2018 sau khi được hỗ trợ 6 triệu đồng anh Long đã đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi cá lên 2.000 m2 mặt nước, thả các loại cá trắm cỏ, cá trắm đen và cá chép. Vụ cá đầu tiên sản lượng đạt  gần 1 tấn cá thương phẩm.  Anh Lò Văn Long, bản Dửn, xã Phổng Lăng- huyện Thuận Châu cho biết: “Năm 2018 gia đình chúng tôi được Đảng, nhà nước qua tâm hỗ trợ cho gia đình chúng tôi hơn 6 triệu tiền cá. Gia đình chúng tôi chú tâm vào nuôi cá, hiện tại gia đình chúng tôi cũng đã có thu nhập hơn 90 triệu đồng/ năm”.

Từ thực tế công tác giảm nghèo cho thấy việc quan trọng nhất là trao “cần câu”, tạo cho người dân nguồn sinh kế hiệu quả để người dân có điểm tựa vươn lên thoát nghèo một cách bền vững và khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của đồng bào. Đặc biệt là giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, bắt nhịp với nền sản xuất hàng hóa  nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bà Lò Thị Diên- Phó chủ tịch UBND xã Phổng Lăng nói: “Thực hiện chương trình giảm nghèo 135 thì xã Phổng Lăng cũng được hỗ trợ về sản xuất, chăn nuôi thủy sản, được thành lâp 7 nhóm hộ tại các bản Bỉa, bản Dửn, bản Nà Cà trên 600 triệu đồng, đã giúp cho bà con phát triển về nghề nuôi cá”.

Trên cơ sở đạt được trong năm 2020 huyện Thuận Châu dự kiến thực hiện 28 dự án về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hỗ trợ phát trển sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Đức Thặng- Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết thêm: “Trong thời gian tới tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn trên cơ sở là đầu tư không dàn trải để làm sao đầu tư CSHT ra tấm, ra món đặc biệt là đầu tư cho người dân trực tiếp ít dần  đi, hỗ trợ về KHKT, hỗ trợ về mô hình và  đặc biệt tìm đầu ra cho bao tiêu sản phẩm cho người dân được bền vững hơn, thì đấy là cái bài toán thứ 2 mà huyện tiếp tục triển khai. Thứ 3 là huy động tổng nguồn vốn, nguồn lực trên địa bàn để phát triển nhanh, bền vững với vai trò bền vững”.

Từ thực tế triển khai tại huyện Thuận Châu cho thấy  các mô hình hỗ trợ sinh kế đã góp phần giúp người dân tiếp cận với các giống cây trồng, vật nuôi kỹ thuật sản xuất chất lượng cao và phù hợp, đó là những "bàn đạp" quan trọng, là những chiếc cần câu hiệu quả cho người dân vươn lên thoát nghèo. 

Quỳnh Liên

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập