Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số năm 2023
Lượt xem: 117

 

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, hội thi tìm hiểu về chuyển đổi số; quán triệt quan điểm chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy, nhận thức và hành động cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh và nhân dân trong toàn huyện

- Xây dựng và duy trì chuyên mục Chuyển đổi số; đăng tải video clip hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử huyện nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan, nhà nước. Trong năm 2023, có 08 bài, 67 tin và 04 phóng sự phát thanh về chuyển đổi số.

- Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ; đoàn viên, hội viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện Thuận Châu tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023 do Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Sơn La tổ chức với 6 tuần thi (từ ngày 31/7/2023 đến hết ngày 10/9/2023) Sau 6 tuần thi, trên địa bàn huyện đã có 19.559 người tham gia với tổng số 27.428 lượt dự thi, kết quả được 01 giải ba tập thể; 02 giải cá nhân (giải nhất tuần thứ nhất và giải nhì tuần thứ hai).

- Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số năm 2023 trực tiếp tại huyện cho 150 cán bộ, công chức và 200 giáo viên tại các trường học trên địa bàn huyện.

- Công tác đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh: Đã có 1.174 cán bộ, công chức, viên chức, thành viên tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện, xã được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số; Phối hợp với Công an tỉnh Sơn La triển khai khóa học Nâng cao nhận thức Chuyển đổi số hỗ trợ triển khai Đề án 06 trên nền tảng học trực tuyến MOOC cho 360 cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn.

- Hưởng ứng và triển khai Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” tới tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện, huy động sự tham gia vào cuộc của các cơ quan, đơn vị và 365 Tổ chuyển đổi số cộng đồng.

2. Thực hiện việc chỉ đạo, quản lý, điều hành, phát hành văn bản trên môi trường mạng

- Trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, huyện đã chuyển đổi cơ bản hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành, báo cáo, kiểm tra của chính quyền các cấp trên môi trường mạng; chỉ đạo, điều hành, họp trực tuyến, họp không giấy; giám sát, quản lý, điều hành từ xa…Năm 2023, đã có 34.843/36.342 (đạt 95,88%) văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đã được ký số ban hành, gửi, nhận qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

- Toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính thực hiện trên môi trường điện tử, qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung của tỉnh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn; tỷ lệ hồ sơ trước hạn đạt 85,15% và hồ sơ đúng hạn đạt 14,41%, hồ sơ chậm, quá hạn 0,44%.

3. Đẩy mạnh triển khai Đề án 06/CP về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

a) Về nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết TTHC kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của huyện đã hoàn thiện việc kết nối với: (1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (2) Hệ thống quản lý đất đai; (3) Hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến; (4) Hệ thống phần mềm dịch vụ công liên thông.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn: (1) Tiến hành rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Cư trú 2020; (2) Thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú theo quy định của Luật Cư trú, Nghị định 104/2022/NĐ-CP theo yêu cầu tại Công văn số 736/UBND-KSTTHC ngày 10/3/2023; (3) Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để ứng dụng VNeID trong công tác chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn.

b) Về tiến độ triển khai 25 Dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP và các DVC liên thông để phục vụ chuyển đổi số

- Tuyên truyền, hướng dẫn công dân đăng ký thực hiện các dịch vụ công trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an (www.dichvucong.bocongan.gov.vn; www.dichvucong.gov.vn), các thủ tục hiện có thể thực hiện gồm: 11 dịch vụ công ngành Công an; 14 dịch vụ công trực tuyến các ngành Điện lực; Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thuế, Tài nguyên và Môi trường và Giao thông vận tải.

- Trong năm 2023 đã tiếp nhận các thủ tục hành chính như sau: Lĩnh vực Quản lý cư trú: tổng số 31.885 hồ sơ, dịch vụ công 18.584 hồ sơ đạt 58,28%; Lĩnh vực đăng ký quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: tổng số 5.978 hồ sơ, dịch vụ công 5.310 hồ sơ đạt 88.80%; Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: tổng số 1.544 hồ sơ, qua dịch vụ công 1.194 hồ sơ đạt 77,30%; Lĩnh vực PCCC&CNCH: tổng số 03 hồ sơ, dịch vụ công 03 hồ sơ đạt 100%; Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT: tổng số 02 hồ sơ, dịch vụ công 02 hồ sơ đạt 100%.

- Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế các xã, thị trấn hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lên Cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT để phục vụ Đề án 06/CP. Đến nay, số lượng CCCD/ĐDCN được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực để đi KCB bằng CCCD là 172.939 đạt 98,32%. số lượt tra cứu  cơ sở KCB là 67.302 lượt, số lượt tra cứu thành công là 48.364 lượt. Cài đặt VssID BHXH số cho người dân trên địa bàn huyện Thuận Châu và sử dụng ứng dụng VssID đến thời điểm hiện tại đã cài đặt 17.111 người. Tổ chức triển khai giao dịch điện tử đến 28/29 UBND xã, Thị trấn trên địa bàn huyện Thuận Châu. Đặc biệt hồ sơ cấp mới, cấp đổi thẻ BHYT được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho người tham gia. Số lượng hồ sơ điện tử tháng 12/2023 tăng 3.522 hồ sơ so với cùng kì năm trước.

- Công an huyện đã thu nhận 73.747 tài khoản định danh điện tử, trong đó hướng dẫn kích hoạt và sử d61.408 tài khoản, đang tiếp tục hướng dẫn kích hoạt và sử dụng 12.339 tài khoản. Phối hợp với Bưu điện huyện trả 11.993 thẻ CCCD.

- Lực lượng công an và chính quyền các địa phương đã thu nhận 73.747 tài khoản định danh điện tử, trong đó hướng dẫn kích hoạt và sử 61.408 tài khoản, đang tiếp tục hướng dẫn kích hoạt và sử dụng 12.339 tài khoản. Phối hợp với Bưu điện huyện trả 11.993 thẻ CCCD. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn công dân sử dụng các tiện ích tích hợp trên ứng dụng VNeID như thông báo lưu trú, tố giác tội phạm đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, sử dụng thông tin về cư trú, thông tin các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, thông tin tiêm chủng đã tích hợp trong giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự... giúp người dân khi giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo.

4. Nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến; liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, CSDL các bộ, ngành

- Thực hiện Quyết định số 380/QĐ- UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố năm 2023 trên địa bàn tỉnh Sơn La, UBND huyện ban hành Quyết định số 5947/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 về việc giao chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến cho UBND các xã, thị trấn tháng 12 năm 2022 và năm 2023.

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của huyện liên thông, đồng bộ cả 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã; đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đến ngày 14/12/2023, tổng số dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến toàn trình là 265 TTHC (trong đó cấp huyện là 198 TTHC, cấp xã là 67 TTHC); số dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước huyện Thuận Châu là 265/400 TTHC (trong đó: dịch vụ công trực tuyến toàn trình cấp huyện là 198/277 TTHC, cấp xã là 67/123 TTHC); tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 77/265 TTHC đạt 29% (trong đó cấp huyện là 31/198 đạt 15,6%, cấp xã là 46/68 đạt 67,65%); tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn trình là 9.223/10.849 hồ sơ đạt 85%, xếp thứ 4/12 huyện, thành phố (trong đó: cấp huyện là 3429/3674 hồ sơ, đạt 93,2%; cấp xã là 5.794/7.175 hồ sơ đạt 80,8%).

- Duy trì tích hợp 247/265 dịch vụ công trực tuyến của huyện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đạt 93,21% (trong đó: 188 dịch vụ cấp huyện, 59 dịch vụ cấp xã). Hoàn thành việc kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính huyện với CSDL quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý để thực hiện tra cứu, xác thực dữ liệu dân cư theo đúng quy định của Đề án 06/CP; Triển khai các kênh số trên nền tảng mạng xã hội để cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp như zalo, facebook...

- Chỉ đạo Bưu điện huyện triển khai thí điểm bố trí nhân viên bưu điện thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và số hóa hồ sơ giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện và 6 xã: Bon Phặng, Nong Lay, Chiềng Pha, Phổng Lái, Thôm Mòn, Tông Lạnh. Kết quả: Số lượng hồ sơ được mã hoá: 5.281 hồ sơ; số lượng hồ sơ được nộp lên cổng dịch vụ công: 5.281 và số lượng người dân đăng ký chuyển trả kết quả qua dịch vụ BCCI: 478 hồ sơ.

5. Hưởng ứng Năm dữ liệu số quốc gia, tập trung xây dựng mô hình quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, cổng dữ liệu mở tỉnh Sơn La trên cơ sở kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong toàn tỉnh: Thực hiện Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 08/9/2023 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Kế hoạch cung cấp dữ liệu mở trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2023 - 2025, UBND huyên đã ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 22/9/2023 về phối hợp cung cấp dữ liệu mở trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Châu giai đoạn 2023 - 2025. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai các CSDL chuyên ngành như: CSDL Dân cư, Doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Đất đai và Liên thông Tài nguyên và Môi trường - Thuế, Tư pháp, Văn hóa, Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Nền tảng học trực tuyến mở MOOCs và các Nền tảng số dùng chung của tỉnh.

6. Thí điểm triển khai mô hình thông minh, trước hết triển khai, cung cấp một số dịch vụ thông minh trong hoạt động quản lý, điều hành, giám sát, khám chữa bệnh, dạy và học: Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa triển khai thực hiện.

7. Triển khai nền tảng số về nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất; quảng cáo, mua bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

- Thực hiện Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh ban hành Đề án triển khai chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025, trong năm 2023, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 25/9/2023 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thuận Châu giai đoạn 2023 - 2025, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông tin tham dự Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy Chuyển đổi số cho doanh nghiệp và người dân” với sự có mặt của trên 03 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX Ong Phổng Lái, Doanh nghiệp chè Thu Đan và Doanh nghiệp cà phê Minh Trí) trên địa bàn huyện nhằm tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ tạo ra các sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng nông sản; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị

- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai Kế hoạch hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, nhất là sàn Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) nhằm thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn. Chỉ đạo các doanh nghiệp nền tảng số phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh,… triển khai thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các hộ SXNN, tập huấn đào tạo trực tiếp cho các hợp tác xã trọng điểm của huyện, quảng bá xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La trên sàn TMĐT. Có 02 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart (Mật ong rừng của HTX ong Phổng Lái; Trà Ô long của Công TNHH Trà Thu Đan). Tiếp tục triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Quyết định số 122/QĐ-SKHCN ngày 16/5/2022 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Thực hiện rà soát đánh giá thực trạng truy xuất nguồn gốc và xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc của 08 sản phẩm OCOP.

- UBND huyện đã chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện, phòng nông nghiệp và PTNT huyện và các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức livestream quảng bá Táo Sơn tra và các sản phẩm nông sản của huyện tại “Phiên chợ vùng cao Co Mạ năm 2023” kéo dài trong 02 ngày từ 01-02/9/2023 với 04 phiên livestream trên cả Tiktok và Facebook đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác, bình luận, lượt chia sẻ và thu hút trên 218.000 lượt xem.  

- Trong thời gian tới Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện tiếp tục tuyên truyền các nhà sản xuất, kinh doanh nông sản tiếp tục xây dựng kênh và duy trì quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng số, để việc tiếp cận khách hàng và chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn góp phần gia tăng việc tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện.

8. Đẩy mạnh ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt

- Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, UBND huyện mới thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng bảo trợ xã hội, người có công là 103/8.992 người, đạt 1,15%.

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, đồng thời mở rộng phạm vi khách hàng tới đối tượng là người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế khác. Các ngân hàng thương mại thường xuyên đăng thông tin quảng cáo, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, tiện ích trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn để tuyên truyền, quảng bá; triển khai chương trình miễn, giảm nhiều gói dịch vụ khuyến khích người dân sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng, ví điện tử đạt 38,47%.

- Các phương tiện thanh toán phục vụ hoạt động thu học phí, viện phí, thanh toán điện tử tại các đơn vị trường học, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp. Đến nay, 100% trường học, bệnh viện tại các địa bàn có đủ điều kiện về hạ tầng viễn thông để triển khai thu nộp học phí, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Bưu điện huyện hiện nay đang thực hiện chi trả lương hưu, bảo trợ xã hội, chi trả trợ cấp người có công với cách mạng với gần 10.696 lượt đối tượng/tháng, Bưu điện huyện quản lý qua hệ thống phần mềm chi trả tại điểm chi trả. Mỗi người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng được cấp thẻ tích hợp đầy đủ thông tin của người hưởng như: Họ, tên người hưởng, họ tên người lĩnh thay, giấy uỷ quyền cho người lĩnh thay, kỳ lĩnh, số tiền lĩnh… Khi đến kỳ lĩnh, tại điểm chi trả, nhân viên dùng thẻ quét qua thiết bị Smart port hoặc nhập trên phần mềm toàn bộ thông tin sẽ được hiển thị phục vụ việc chi trả nhanh chóng, chính xác.

9. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, phòng chống thông tin xấu, độc, tin giả trên mạng xã hội

- Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo đúng Thuyết minh phương án  đã được phê duyệt cấp độ và phương án ứng cứu sự cố tấn công mạng cho Hệ thống thông tin nội bộ của huyện (cấp độ 2). Trong năm 2023, hệ thống thông tin cấp độ 2 đã được tổ chức kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin (qua sự theo dõi của Sở Thông tin và Truyền thông).

- Hệ thống phòng, chống mã độc tập trung toàn tỉnh triển khai, hiện này trên địa bàn huyện đã được cài đặt và sử dụng 337 máy trạm, kiểm soát và thông báo hàng tuần để các cơ quan, đơn vị có phương án xử lý khắc phục kịp thời; đồng thời duy trì kết nối và chia sẻ dữ liệu về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm 2023, đã phát hiện và xử lý 157 lượt máy tính nhiễm các virus thông thường, phát hiện cảnh báo và xử lý 230 lượt máy có các lỗ hổng bảo mật, ngăn chặn 39 lượt máy có kết nối nguy hiểm.

10. Phủ sóng di động 3G, 4G cho các bản chưa có sóng

- Các doanh nghiệp viễn thông, UBND huyện, các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh và chuyển đổi số của tỉnh. Tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ phủ sóng di động băng rộng cho các vũng lõm sóng di động băng rộng trên cơ sở tận dụng hạ tầng sẵn có, đảm bảo tiết kiệm, tối ưu chi phí, tránh chồng chéo, Trong năm 2023, đã xây dựng thêm 05 trạm BTS dự kiến phát sóng vào đầu năm 2024, dự kiến đến hết năm 2025 sẽ phủ sóng toàn bộ các vùng lõm trên địa bàn.

- Tập trung triển khai phủ rộng mạng cáp quang, mạng di động băng thông rộng tạo môi trường thuận lợi trong công tác chuyển đổi số. Tăng cường phổ cập, khuyến khích người dân sử dụng dữ liệu di động tốc độ cao 4G và sử dụng thiết bị di động thông minh. Tính đến hết tháng 11 năm 2023, trên địa bàn huyện có:

+ Tỷ lệ số hộ có điện thoại thông minh đạt 80.36%.

+ Tỷ lệ điện thoại thông minh trên tổng dân số đạt 51,52%.

+ Tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao cáp quang đạt 45,01%.

+ Tỷ lệ người sử dụng Internet toàn huyện ước đạt 55%.

+ Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 38,47%.

+ 100% các xã, thị trấn, thôn, bản, tiểu khu trên địa bàn huyện được phủ sóng 2G, 3G, 4G với 133 trạm BTS 2G, 133 trạm BTS 3G và 149 trạm BTS 4G (tuy nhiên vẫn còn một số khu vực lõm sóng).

Tác giả: Quàng Nhung (Phòng VHTT huyện)
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập