Phát triển khoai sọ trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Lượt xem: 1736
Trong số các loại nông sản tiêu biểu của Tây Bắc thì không thể không nhắc tới khoai sọ Thuận Châu. Đây là nông sản được trồng từ lâu đời và đặc trưng của mảnh đất nơi đây bởi hương vị thơm ngon. Với khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, chất đất tơi xốp, độ ẩm nhiều đã tạo nên chất lượng khoai sọ thơm, bở, ngọt dẻo, vị ngon đặc trưng không đâu sánh bằng.

 

 

 

 

Khoai sọ được trồng ở nhiều địa phương vùng tây Bắc nhưng thơm ngon nhất vẫn khoai sọ Thuận Châu. Khoai sọ Thuận Châu củ to, tròn, vị dẻo, ngon, ngọt, bở mà không 1 loại khoai sọ nào sánh bằng. Năm 2018, Khoai sọ Thuận Châu – Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể; được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam cần được giữ gìn và phát triển. Đây là dấu mốc quan trọng tạo dựng nên thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm khoai sọ Thuận Châu, hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, hiệu quả bền vững hơn.

Nếu như trước đây người dân trồng khoai sọ theo tính manh mún, và chủ yếu để phục vụ nhu cầu dùng làm thực phẩm cho gia đình thì giờ đây khoai sọ Thuận Châu đã được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ chất lượng thơm ngon, khoai sọ Thuận Châu được nhiều người biết đến và ưa chuộng vì vậy đã trở thành đặc sản nổi tiếng được xuất bán ra thị trường nhiều tỉnh thành như Sơn La, Hà Nội, Điện Biên... Nhiều năm nay, khoai được bán giá rất ổn định, từ 20-45 nghìn đồng/kg. Thương lái thường đến đặt, thu mua  tận nhà, nhờ trồng khoai nhiều hộ gia đình đã có thu nhập ổn định và thoát nghèo.

Thấy được hiệu quả từ trồng khoai sọ những năm trở lại đây người dân đã  tăng diện tích trồng loại cây này hiện nay huyện Thuận Châu  có hơn 180ha khoai sọ, sản lượng năm 2022 ước đạt 1.800 tấn. Khoai sọ được trồng tập trung chủ yếu ở khu vực Bó mười, Nậm Lầu, Chiềng Bôm, Chiềng Ly... Trong đó gần 80 ha giống khoai sọ bản địa, được phục tráng bằng công nghệ nuôi cấy mô, lọc ra gen tốt nhất được liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm đã được xuất bán tại các siêu thị lớn nhỏ trong cả nước.

 

 

 

 

Điển hình như HTX Hưng Thịnh ở bản Đông Hưng, xã Muổi Nọi là đơn vị được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu Khoai sọ Thuận Châu. HTX đã liên kết với một số tổ hợp tác xây dựng chuỗi liên kết phát triển sản xuất sản phẩm khoai sọ giống Cụ Cang với tổng diện tích 80 ha. Đối với diện tích này, đơn vị chủ trì dự án triển khai cung ứng các loại vật tư đầu vào và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các hộ tham gia liên kết sản phẩm.

Hiện nay, Hợp tác xã Hưng Thịnh đang liên kết với hơn 500 hộ trồng khoai trên địa bàn để phát triển diện tích trồng khoai VietGAP, đồng thời xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ khoai sọ. Qua đó, nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản khoai sọ, góp phần đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng. Đặc biệt, tham gia liên kết, kỹ thuật thâm canh khoai sọ của bà con đã được nâng lên rất nhiều. Trước kia, bà con chủ yếu thâm canh khoai theo hình thức quảng canh, không đi vào hệ thống nhưng hiện nay đã được quản lý dịch hại, quản lý sản lượng và hệ thống chuỗi của dự án. Qua mỗi lần thực hiện theo dự án, toàn bộ quy trình mua – bán khoai sọ thương phẩm được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm sạch và chất lượng.

Để hướng tới đưa khoai sọ trở thành 1 trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong những năm gần đây huyện Thuận Châu tăng cường quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điên tử, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân cách trồng, thu hoạch và bảo quản khoai, bảo đảm sản phẩm sạch và an toàn. Vận đông tuyên truyền bà con nhân dân tăng diện tích trồng khoai sọ và phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa chất lượng cao và triển khai đa dạng các kênh tiêu thụ.

Hiện nay, Thuận Châu tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khoai sọ; hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi để nâng cao chất lượng, sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, vận động bà con tiếp tục mở rộng diện tích trồng khoai sọ và sản xuất theo hướng hàng hóa nhằm xây dựng thương hiệu đặc sản khoai sọ Thuận Châu bền vững.

   Quỳnh Liên (Trung tâm TT- VH Thuận Châu)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập