Tập huấn Phục tráng giống lúa nếp địa phương
Lượt xem: 423
Qua nhiều năm hình thành tính trạng thích nghi với điều kiện thời tiết bất lợi của địa phương như: chịu hạn, chịu rét, thích nghi với đất đai, thổ nhưỡng hoặc có khả năng chống chịu tốt với một số đối tượng sinh vật hại lúa chưa được người dân quan tâm, nhiều lại giống bị nhiễm sâu, bệnh, quá trình thu hoạch, bảo quản còn sơ sài dẫn đến bị lẫn tạp và lai tạo tự nhiên đang bị thoái hóa, làm mất đi đặc tính ưu việt của giống lúa bản địa. Để khắc phục được những hạn chế đó. Trung tâm phát triển nông thôn bền vững SRD đã kết hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La, huyện Thuận Châu tổ chức khóa tập huấn cho 30 nông dân mô hình trình diễn về “Phục tráng giống lúa nếp địa phương”, giống lúa được lựa chọn phục tráng là giống lúa nếp Chiến thực hiện tại bản Biên, xã Nậm Lầu.

 

 

Tham gia lớp tập huấn, các học viên được phân chia thành nhóm để theo dõi, quan sát, đánh giá các chỉ tiêu dòng của cây lúa tại các ô dòng qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Hướng dẫn quan sát hệ sinh thái ngoài đồng ruộng, quan sát sâu bệnh hại, thiên địch; Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như số dảnh, chiều cao cây, số lá/dảnh, màu sắc lá. Quan sát và mô tả sâu bệnh hại, thiên địch… Sau khi phân nhóm, các nhóm đã tiến hành quan sát và làm cỏ sục bùn tại các ô dòng đã được phân công.

Giống lúa nếp Chiến có đặc tính chất lượng gạo nếp Chiến có vị thơm nhẹ và dẻo, bán giá bán cao hơn một số giống lúa thuần khác, ít bị nhiễm bị rầy nâu, rầy lưng trắng và ít khi bị đạo ôn, bệnh khô vằn hoặc một số bệnh khác, cho nên hầu như người dân ít khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giống nếp Chiến cây không cao (chỉ từ 1,10 -1,20m). Phục tráng giống lúa nếp Chiến theo phương pháp chọn quần thể gồm có chọn âm và chọn dương trên diện tích 1.000m2: Diện tích thí nghiệm để phục tráng bằng cách chọn âm: 500 m2; Diện tích thí nghiệm để phục tráng bằng cách chọn dương: 500 m2.

Thông qua tập huấn, người dân nắm được phương pháp tiến hành thí nghiệm phục tráng giống. Nâng cao kỹ năng chọn giống, nhằm khôi phục lại những tính trạng quý của các giống lúa do đã gieo cấy nhiều vụ tại địa phương đã bị thoái hoá, lẫn tạp nhiều. Ngoài ra, giúp bà con hiểu được nguyên tắc và phương pháp canh tác lúa theo CAR (cấy lúa thích ứng với khí hâụ). Thay đổi cách làm theo phương pháp truyền thống sang hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững hơn góp phần cho mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc phục tráng các giống lúa bản địa sẽ góp phần vào việc bảo tồn nguồn gen cây trồng quý địa phương, từ đó phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác; tăng thu nhập cho bà con nông dân./.

Sông Khương (Trung tâm TT-VH Thuận Châu)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập