Đánh giá mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR) tại huyện Thuận Châu
Lượt xem: 318
Vừa qua, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Sơn La, UBND các xã đã tổ chức hội thảo đầu bờ tổng kết, đánh giá mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate Adaptive Car - CAR) vụ xuân năm 2022 của 5 lớp tại bốn xã dự án gồm: Muổi Nọi, Chiềng Pha, Bon Phặng, Nậm Lầu, huyện Thuận Châu.

Nằm trong chương trình Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”, mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR) được triển khai từ tháng 3/2022 với mục tiêu giúp bà con nông dân hiểu được nguyên tắc và phương pháp canh tác lúa theo phương pháp cấy mới để thích ứng với những tác động tiêu cực bởi biến đổi khí hậu. So sánh được cách làm và hiệu quả của phương pháp; giúp bà con thay đổi được phương pháp truyền thống sang phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững hơn góp phần cho mục tiêu giảm nhẹ và phục hồi bởi biến đổi khí hậu.

Mô hình được thực hiện với phương pháp cấy sử dụng các giống lúa thuần như nếp 87, 97, các giống lúa địa phương... cấy 1 dảnh, cấy thưa. Quá trình thực hiện chủ yếu sử dụng phân chuồng ủ hoai mục từ nguyên liệu sẵn có như phân trâu bò, phân dê và phế phụ phẩm nông nghiệp; hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh.

Việc thực hiện mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR), bước đầu cho thấy mô hình đã góp phần giảm thiểu các chi phí đầu vào so với phương thức canh tác truyền thống như: lượng giống giảm 60-80%, lượng phân bón giảm được 10-20%, giảm số lần sử dụng thuốc BVTV từ 3 đến 4 lần trước đây xuống còn 1 đến 2 lần theo cách làm của dự án, năng suất lúa tăng 10-15% và giảm được công lao động. Cùng với đó, từ việc giảm lượng phân bón hóa học và số lần phun thuốc BVTV hóa học, không phun thuốc trừ cỏ, không đốt rơm rạ sau thu hoạch là làm giảm bớt khí thải vào môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

Chị: Lò Thị Diên - Chủ ruộng mô hình bản Sẳng Sang, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu cho biết: “Gia đình tôi có 1.000 m2  ruộng, vụ chiêm xuân năm nay tôi đã áp dụng phương pháp canh tác lúa mới này tôi thấy so với cách làm trước đây tôi thường áp dụng thì cách mới này tiết kiệm được giống hơn, ít công chăm sóc hơn mà bông lúa dài hơn. Không phải sử dụng thuốc BVTV hóa học nên tôi cũng thấy yên tâm hơn cho sức khỏe của người sản xuất, trong vụ tới tôi sẽ tiếp tục áp dụng theo phương pháp này”. 

Còn ông: Quàng Văn Hải - Bản Sẳng Sang, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu chia sẻ: “Hôm nay đến thăm quan mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu của gia đình, với những hiệu quả của phương pháp mới này trong vụ tới tôi cũng sẽ thực hiện theo mô hình này để mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả của môi trường

Tại buổi hội thảo đầu bờ, qua đánh giá bởi các cơ quan chuyện môn, cán bộ Trung tâm SRD đã cùng thảo luận, phân tích và giải đáp thắc mắc nhằm giúp người dân có thêm kiến thức, cũng như hiểu rõ mục đích thực hiện mô hình canh tác lúa, đồng thời tạo niềm tin để người dân có thể thực hiện/ áp dụng và nhân rộng mô hình này tại gia đình, tại các bản./.

Sông Khương (Trung tâm TT-VH Thuận Châu)

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập