Nông sản Thuận Châu vượt khó trong đại dịch bệnh Covid-19
Lượt xem: 287
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Thuận Châu gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nông sản. Trước thực trạng trên, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã chủ động thích ứng, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, triển khai nhiều giải pháp, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch để duy trì tiêu thụ sản phẩm ổn định, đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Thực hiện mục tiêu kép "Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội".

 

 
 
 

 

       Để góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong thời điểm ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện Thuận Châu đặt ra mục tiêu là ưu tiên thị trường nội địa thông qua kết nối thu mua nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân, nhằm giảm bớt gánh nặng đầu ra nông sản cho nông dân. Các cơ quan chức năng của huyện đã tích cực đã phối hợp với Sở , ban ngành của tỉnh, này tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản, vừa vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cùng chung tay, vừa liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giải quyết đầu ra cho một số loại trái cây đang thu hoạch rộ và tìm hướng tiêu thụ lâu dài cho nhiều nông sản khác trên địa bàn trong điều kiện tình hình mới. Bên cạnh đó, với trách nhiệm của mình, ngành Nông nghiệp huyện đã chủ động làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện, phối hợp với các ngành huyện, tỉnh có giải pháp hiệu quả hơn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; kiểm dịch, xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi nhằm góp phần đảm bảo, ổn định giá, thị trường tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn cho người dân. Tiếp tục xây dựng vùng trồng, vùng nuôi và sản xuất hữu cơ, sản xuất nông sản sạch; đồng thời xây dựng chuỗi liên kết khép kín và chặt chẽ, hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Từ đó, tạo chuỗi giá trị gia tăng cho các mặt hàng nông sản của huyện. Bên cạnh đó, quảng bá các mặt hàng nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử của địa phương. Tăng cương tập huấn cho người dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã, các công ty, doanh nghiệp từng bước hình thành và đưa nông sản các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử...Tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp người dân, hỗ trợ đưa nông sản trên địa bàn tiếp cận và kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối, siêu thị, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài huyện. Trong điều kiện hiện nay thì thực hiện phương án thu hoạch theo từng vùng và tập trung tiêu thụ thị trường nội địa là chủ yếu.

Năm 2021 mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức của nông sản huyện Thuận Châu, nhưng với sự chủ động của các doanh nghiệp, HTX cùng sự hỗ trợ của Nhà nước đã triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, lưu thông hàng hóa nông sản của người dân. Các cơ quan chức năng trong việc quy hoạch các vùng trồng nông sản tập trung theo từng vùng, đẩy mạnh việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp, định hướng nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và thực hiện hiệu quả công tác dự báo thị trường, sản lượng, thời điểm thu hoạch để điều tiết sản xuất,tiêu thụ hiệu quả nhất.

 Người nông dân cũng có sự thay đổi về tư duy, về nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp bằng việc chủ động tham vào hợp tác xã, tổ hợp tác để có điều kiện tiếp cận được với các phương thức canh tác khoa học, bài bản hơn; xây dựng được kế hoạch sản xuất gắn liền với kế hoạch tiêu thụ chứ không còn trông chờ sự “may rủi” về giá, về đầu ra cho sản phẩm như hình thức canh tác manh mún, nhỏ lẻ trước kia. Huyện Thuận Châu đã tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; phát triển rừng sản xuất gắn với các cơ sở chế biến lâm sản phù hợp với nguồn nguyên liệu; thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp hướng theo thị trường; chương trình phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế  biến.

Nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai “nhiệm vụ kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đời sống nhân dân; đồng thời chủ động triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh, điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp, đảm bảo không thay đổi mục tiêu phát triển đã đề ra. Tổng sản lượng lúa đạt trên 23.300 tấn tăng 3,77 % so với năm 2020, cây ăn quả, sản lượng quả thu hoạch đạt trên 18.600 tấn, trong đó, xuất khẩu 176,6 tấn quả xoài sang thị trường Trung Quốc, 20 tấn quả thanh long sang thị trường Nga và Trung Quốc; gần 5.600 ha cây cà phê, sản lượng đạt hơn 4.600 tấn cà phê nhân; hơn 1.400 ha cây chè, sản lượng đạt gần 10.000 tấn chè búp tươi, tăng 11% so với năm 2020.  Trong chăn nuôi, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các xã phun phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và chống rét cho gia súc, gia cầm. Duy trì 142.350 con gia súc; gần 700 nghìn con gia cầm các loại; 10.000 đàn ong, với sản lượng mật đạt 180 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản trên 380 ha, sản lượng khai thác đạt hơn 1.120 tấn; duy trì 871 lồng cá khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La .

 

 Ông Trần Hữu Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thuận Châu chia sẻ: Trong năn 2021 ngành nông nghiệp huyện Thuận Châu gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19. Ngoài ra còn có những khó khăn của nông nghiệp, thời tiết diễn biến phức tạp, có nhiều trận giông lốc trên địa bàn huyện. Có những đợt rét đạm, rét hại, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, lmf cho việc sản xuất của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó là việc tăng giá của vật tư nông nghiệp, các dản phẩm vạt tư nông nghiệp. Nhưng ngược lại đó sản phẩm nông sản giá cả lại bị tụt, chính vì vậy ảnh hưởng thu nhập của bà con.

Ngoài ra còn có khó khăn khác như nguồn lực của Nhà nước năm nay do ảnh hưởng đại dịch thì gặp rất nhiều khó khăn, hỗ trợ ngành nông nghiệp, hỗ trợ cho bà con bằng nguồn chương trình chưa triển khao được. 

Thực hiện theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu nhiệm kỳ 2021-2025 thì NQ cũng chỉ ra rằng lấy nông nghiệp làm mũi nhọn trọng tâm để  phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, thì hiện nay huyện đã định hướng trong nhiệm kỳ và trong năm 2022, ngành nông nghiệp xác định 5 nội dung triển khai thực hiện. Thứ nhất tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân để phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà chế biến, trong đó tập trung vào cái sản phẩm như là chanh leo, dứa. Hiện nay huyện đang triển khai trên địa bàn khoảng 100 ha. Cùng ví đó tiếp tục xây dựng cùng với các chuỗi giá trị, củng cố  chuỗi cũ và xây dựng thêm một số chuỗi mới sẽ làm sao cho sản nông nghiệp bà con khoang vùng sản xuất cũng như là sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm, cung ứng ra thị trường; cung với đó là tập trung phát triển vung cao, cải tạo một số giống cây lợi thế sẵn có của địa phương như cây sơn tra, cây cà phê và một số loại cây khác.

          Trong 5 nhiệm vụ để thực hiện thì việc phát triển vùng nguyên liệu cho công ty Doveco là một trong những nhiệm vụ được huyện ủy, HĐND, UBND huyện va ngành nông nghiệp rất quan tâm, bởi vì đây là một trong những điểm khởi điểm đảm bảo đầu ra của sản phẩm, có đơn vị bao tiêu chế biến, đặc biêt jđịa bàn tỉnh Sơn La có nhà máy chế biến rau củ qua Doveco ở Mai Sơn công xuất 168 nghìn tấn. Hiện nay và thời gian tới, huyện tập trung cho việc tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển cho vùng dứa ở các xã lòng hồ sông Đà như Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè và tâp jtrung cho phát triern cây chanh leo ở các vùng Phổng Lái, Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập để có nguồn nguyên liệu tập trung, cung cấp cho công ty, tạo mối liên kết cho bà con có sản phẩm đầu ra ổn định.

 

Trọng Đại – Trung tâm TT-VH Thuận Châu

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập