Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tăng cường Hướng dẫn phòng trừ sinh vật hại trên cây Lúa vụ mùa năm 2023
Lượt xem: 560
Thực hiện Kế hoạch công tác tháng 8 năm 2023. Qua công tác điều tra sinh vật hại trên cây Lúa, trên địa bàn huyện Thuận Châu xuất hiện một số loại sâu bệnh hại trên cây Lúa vụ Mùa chủ yếu là Sâu Cuốn lá nhỏ, Sâu Đục thân, Sâu Năn, Bệnh Nghẹt rễ, ... Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã chỉ đạo Viên chức phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Lúa vụ Mùa năm 2023 như sau:

Thực hiện Kế hoạch công tác tháng 8 năm 2023. Qua công tác điều tra sinh vật hại trên cây Lúa, trên địa bàn huyện Thuận Châu xuất hiện một số loại sâu bệnh hại trên cây Lúa vụ Mùa chủ yếu là Sâu Cuốn lá nhỏ, Sâu Đục thân, Sâu Năn, Bệnh Nghẹt rễ, ...

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã chỉ đạo Viên chức phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Lúa vụ Mùa năm 2023 như sau:

1.      Đối với bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ)

Đối với Cây lúa bị bệnh nghẹt rễ sẽ có triệu chứng là rễ bị thối đen, chóp lá vàng dần rồi cả lá có màu nâu đỏ, cứng khô, đẻ ít, cây cằn cọc, sinh trưởng bị chậm lại, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời cây lúa sẽ bị chết lụi thành từng chòm lớn. Triệu chứng của bệnh nghẹt rễ cây lúa thường xuất hiện sau khi cấy 2 – 3 tuần

Biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe.

Chủ động tháo cạn nước từ đầu, phơi ruộng nứt chân chim, làm cỏ sục bùn.

Đối với những ruộng đất trũng sâu, chua cần tiến hành cải tạo dần chất đất, nên cày bừa kỹ, phơi ải, bón vôi cải tạo độ chua, phun chế phẩm sinh học thúc đẩy các chất hữu cơ phân giải nhanh ngay từ đầu, hạn chế trùng thời điểm cây lúa phát triển bộ rễ.

Ở những vùng dễ bị nghẹt rễ thì bà con chỉ nên bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối các yếu tố dinh dưỡng.

Ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa cần thay đổi nước kịp thời, làm cỏ sục bùn sâu và sớm. Khi chớm phát bệnh cần tháo nước kịp thời nếu ruộng trũng không tháo nước được cần làm cỏ sục bùn nhiều lần bón thêm ít vôi, lân và tro bếp.

2. Đối với bệnh vàng lá, đốm sọc vi khuẩn

Đối với bệnh bạc lá, vết bệnh ban đầu có màu xanh đậm, đầu tiên xuất hiện ở đầu lá hoặc 2 bên mép lá sau đó lan dần vào phiến lá. Khi nắng lên vết bệnh héo đi, phiến lá bị khô trắng từng vệt từ đầu lá kéo dài dọc theo mép lá, rìa vết bệnh có hình lượn sóng. Ở những chân ruộng trũng, chua, bón nhiều đạm, mất cân đối hoặc các diện tích bón đạm muộn, bón lai rai,... cũng làm cho lúa bị bệnh bạc lá gây hại nặng.

Biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp. Không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài; chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali, tro bếp.

Những ruộng lúa bị bệnh phải dừng bón đạm, không phun các thuốc kích thích sinh trưởng, sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau để phun phòng trừ bệnh: Kasugamicin (Kamsu 2L,…),  Streptomycin sulfate (Super very 50WP,…), Gentamycin sulfacte + Streptomycin sulfate (Vi khuẩn Canada,…), … Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

3. Đối với bệnh đạo ôn: Ban đầu trên lá chỉ là những vết chấm nhỏ, màu xanh xám, sau đó lớn lên có dạng hình thoi đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô.

Cần tăng cường theo dõi diễn biến của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng, đặc biệt chú ý những giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn (các giống nếp tan, BC 15...), những diện tích lúa bón thừa đạm và các thửa ruộng đã bị nhiễm bệnh của năm trước. Bón phân cân đối NPK ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa, khi phát hiện ruộng nhiễm bệnh, ngừng bón các loại phân hóa học, không phun phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng.

Những diện tích nhiễm bệnh nặng cần phun thuốc kép 2 lần, cách nhau 5-7 ngày (khi bệnh ngừng phát triển mới được bón phân). Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như Trifloxiystrobin + Tebuconazole (Nativo750WG), Tricyclazole (lúa vàng 20Wp,…),… Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

4. Bệnh khô vằn, lem lép hạt

Bệnh khô vằn xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi. Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

Để phòng trừ bệnh cần thăm đồng thường xuyên và phát hiện bệnh sớm. Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Hexaconazole (Anvil 5SC,…), Cyproconazole + Propiconazole (Nevo 330EC,…), Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325 EC, …),…

5. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ

 - Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên, để phát hiện sớm và có biện pháp trừ rầy nâu + rầy lưng trắng kịp thời. Khuyến cáo bà con sử dụng thuốc trừ rầy khi mật độ rầy trên đồng ruộng từ 750 con/m trở lên.

- Giai đoạn lúa đẻ nhánh - đứng cái: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như Conphai 15WP Imidacloprif ,…), Ba đăng 300WP  Acetamiprid + Buprofezin , Anproud 70WG Buprofezin …), MIDA 10WP Imidacloprif , Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

- Giai đoạn trỗ - chín: nên sử dụng các thuốc sau: Cypermethrin   Carbosulfan (Marshal 200SC,…), Lambda-Cyhalothrin (Karate 2,5EC,…),… Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

6. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân

Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ. Không sạ dầy, cấy lúa dầy. Bón đầy đủ, cân đối NPK, bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung.

Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá hại lúa: Nereistoxin (Vithadan 95WP,…), Emamectin benzoate (Dylan 2EC, khủng 3 Đầu.O man 2Ec …), Emamectin (Catex 3.6EC,…), (Fenobucarb 2% ww, Dimethoate 3% ww )  AVibam 5GR. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì.

7. Sâu năn

Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ. Không sạ dầy, cấy lúa dầy. Bón đầy đủ, cân đối NPKbón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có dảnh bị hại..

Bảo vệ thiên địch (ong ký sinh), không phun thuốc trừ sâu sớm.

Thăm đồng thường xuyên, nếu có muỗi năn và cọng hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế lây lan.

Nếu mật độ muỗi năn nhiều gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, lúa đang đẻ nhánh, ruộng thường bị muỗi hành… tiến hành rải thuốc ngay. Lưu ý rải thuốc sớm. Không rải thuốc sau giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu (30 - 35 ngày sau sạ).

* Đối với các ruộng mạ: loại bỏ cây mạ đã bị hại có dạng cọng hành, đối với những ruộng mạ bị sâu năn hại đã xuất hiện cọng hành khi nhổ mạ đi cấy cần nắm phía ngọn các bó mạ rũ sạch các cây lúa dạng cọng hành.

* Đối với các ruộng lúa sạ: rắc thuốc hóa học trừ sâu năn khi mạ có 2 - 3 lá.

Một số loại thuốc có hoạt chất sử dụng để phòng, trừ sâu năn (Fenobucarb 2% ww, Dimethoate 3% ww )  AVibam 5GR.  Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì.

8. Ốc bươu vàng

Khi đưa nước vào ruộng lúa, chủ động đặt lưới (mắt lưới nhỏ) chắn trên các mương, máng để hạn chế sự lây lan, phát tán của ốc bươu vàng.

Khi trong ruộng có ốc bươu vàng xuất hiện, sử dụng các biện pháp thủ công để bắt và tiêu diệt ốc và trứng ốc. Đối với ruộng lúa có ốc nhỏ mới nở, sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như Niclosamide (ALADIN 700WP), Metaldehyde (NOTRALIS 18GR),… trừ ốc. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì.

9. Đối với chuột hại

Sử dụng các biện pháp thủ công bắt và tiêu diệt.

Sử dụng một số loại thuốc hóa học: Linh Miêu 0,5WP (Diphacione sodium salt 0,5g/kg)  Broma 0,005 AB ( Bromadiolone): sử dụng một gói 10g trộn với 500g mồi nhử, đặt dọc bờ ruộng nơi không bị ngập nước, 5-10m/bả.

* Lưu ý:   Đối với các loại thuốc khi phun để phòng trừ sâu bệnh hại cần tuân thủ quy tắc 4 đúng trong quá trình phun, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát        ( Phun thuốc trước 8 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều để không ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của bông lúa)

- Kiểm tra  đồng ruộng sau khi phun phòng trừ, tránh tái nhiễm và bùng phát ra diện rộng.

Tác giả: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện./.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập