Phát triển mối liên kết bền vững vùng nguyên liệu cây ăn quả các tỉnh miền núi phía Bắc
Lượt xem: 284
Ngày 3/8, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển mối liên kết bền vững vùng nguyên liệu cây ăn quả các tình miền núi phía Bắc”. Dự diễn đàn có đồng chí Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; đại diện Trung tâm Khuyến nông, các HTX và nông dân tiêu biểu các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Bắc Giang, Yên Bái. Huyện Thuận Châu có lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, lãnh đạo xã, đại diện các bản và người dân thực hiện 4 xã Chiềng Pha, Nậm Lầu, Bon Phặng, Muổi Nọi thuộc Dự án: Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của vùng núi Tây Bắc.

 

Theo thống kê năm 2021, cả nước có khoảng 1,17 triệu ha cây ăn quả, trong đó, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có khoảng 266.000 ha, chiếm 60% diện tích cây ăn quả của toàn miền Bắc. Đây là vùng cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước, chỉ sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, khu vực này đã hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả hàng hoá tập trung quy mô lớn, có liên kết chuỗi, đạt chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đối với tỉnh Sơn La có hơn 82.800 ha cây ăn quả các loại, trong đó, trên 1.500 ha áp dụng VietGAP hoặc GAP khác; cấp 241 mã số vùng trồng xuất khẩu hơn 3.865 ha; 156 chuỗi quả an toàn, sản lượng gần 40.600 tấn/năm; 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ; 25 sản phẩm OCOP được sản xuất từ hoa, quả. Năm 2021, đã xuất khẩu hơn 23.488 tấn quả các loại. Giai đoạn 2022-2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Sơn La và Hòa Bình sẽ hình thành và phát triển 14.000 ha cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc.

 Tại Diễn đàn, đã có nhiều ý kiến tham luận về: Công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển mối liên kết bền vững vùng nguyên liệu cây ăn quả các tỉnh vùng miền núi phía Bắc;chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu tại các tỉnh miền núi phía Bắc; giải pháp giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến. để phát vùng nguyên liệu cây ăn quả bền vững; vấn đề tiêu chuẩn chất lượng nông sản cho doanh nghiệp, nhà máy chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; vấn đề mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại sản phẩm; kỹ thuật canh tác cà phe xen mận thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế của mận và cà phê, cải thiện môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La…

Ban cố vấn tại Diễn đàn đã trả lời các câu hỏi của đại diện HTX, nông dân liên quan đến cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển cây ăn quả bền vững, mở rộng thị trường xúc tiến thương mại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, xây dựng các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn; các chính sách hỗ trợ pháp luật HTX, hỗ trợ nông dân, HTX tham gia chuỗi sản xuất vùng nguyên liệu chế biến.

Qua diễn đàn đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các đơn vị quản lý, các đơn vị chuyên môn, các HTX và người dân các địa phương tham khảo, ứng dụng và triển khai trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời kết nối sự tham gia của chính quyền, các HTX, người dân và doanh nghiệp trong việc chỉ đạo điều hành, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững, hiệu quả./.

Sông Khương

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập